Niềng răng mắc cài sứ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ bởi những chiếc mắc cài gắn trên răng có màu sắc tương tự với răng thật, giúp người niềng tự tin giao tiếp. Vậy niềng răng mắc cài có tốt không? Bạn cần biết những điều này khi thực hiện
Mục lục nội dung
Niềng răng mắc cài sứ là gì?
Niềng răng mắc cài sứ là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng mắc cài được làm từ sứ cao cấp kết hợp với hệ thống dây cung và các khí cụ bổ trợ trong chỉnh nha để tạo lực kéo, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, đem đến cho bạn nụ cười đẹp, chuẩn thẩm mỹ.
Mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với màu răng, nên niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại.
Các trường hợp thường áp dụng phương pháp niềng răng này là: Răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Tuy nhiên, với một số trường hợp khó và phức tạp thì đòi hỏi thời gian niềng sẽ lâu hơn mắc cài kim loại từ 1 – 3 tháng.
Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
Ưu điểm
Niềng răng mắc cài sứ được nhiều người lựa chọn không chỉ hiệu quả nắn chỉnh như kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại mà còn đảm bảo thẩm mỹ.
- Tính thẩm mỹ cao: niềng răng mắc cài sứ được cấu tạo bằng sứ, cấu tạo nhỏ gọn tinh tế nên mang tính thẩm mỹ cao
- Chất liệu an toàn thân thiện với người sử dụng
- Cảm giác thoải mái không gây đau nhức, trơn láng không gây tổn thương , giúp vệ sinh răng miệng tốt
- Vật liệu sứ làm niềng răng có khả năng chịu lực cao
Nhược điểm
- Chi phí cao: Không quá khó hiểu khi niềng răng bằng sứ sẽ có giá cao hơn nhiều so với niềng răng kim loại. Chi phí cho một bộ khí cụ chỉnh nha bằng sứ trung bình sẽ cao hơn từ 3 – 4 triệu
- Có thể bị đổi màu: Do được làm bằng sứ và có màu trắng nên khí cụ niềng răng sứ sẽ dễ bị nhiễm màu hơn. Nếu người sử dụng không chịu khó vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi ăn thì mắc cài và dây cung cũng nhanh chóng bị ố vàng.
- Dễ bị vỡ, bể hơn: Nhược điểm khá lớn của niềng răng sứ chính là khả năng dễ bị vỡ, bể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài sứ cho nhóm răng cửa hoặc nhóm răng hàm trên.
Mắc cài sứ có mấy loại? Nên dùng loại nào tốt?
Có 2 loại niềng răng mắc cài sứ:
Mắc cài sứ thông thường: sử dụng thun buộc để giữ cho dây cung cố định trong mắc cài không di chuyển ma sát với răng. Với cấu trúc như vậy, cứ sau khoảng 3 – 4 tuần khách hàng sẽ phải quay lại gặp bác sĩ chỉnh nha để chỉnh lại dây cung.
Mắc cài sứ tự buộc: với cải tiến thay thun buộc bằng chốt tự động để cố định dây cung trong mắc cài. Vì vậy, nó có thể trượt tự động trên toàn bộ hàm răng, giúp giảm đau tối đa, vệ sinh dễ dàng, nhanh gọn, không bị bung nút cài.
Có 2 loại dây cung trong niềng răng mắc cài:
Dây cung bằng kim loại: Có độ bền và độ cứng, tạo lực kéo chỉnh răng mạnh. Nhưng dây cung này lại hiện rất rõ trên răng, làm cho khách hàng trong giao tiếp sẽ làm giảm độ tự tin, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung.
Dây cung bằng dây niken trong suốt: Loại dây này là giải pháp tối ưu nhất cho những ai quan tâm đến tính thẩm mỹ. Với ưu điểm là màu trắng, giống với màu răng, sẽ không bị lộ trong quá trình chúng ta giao tiếp. Cải tiến này sẽ giúp việc niềng răng gần như trở nên vô hình đối với mắt thường.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ
Thông thường một quy trình niềng răng mắc cài sứ sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác chỉnh nha nào, các bác sĩ đều sẽ tiến hành quan sát, kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn.
Các phương pháp như chụp X-quang xương hàm, lấy dấu răng, dùng các phần mềm phân tích được sử dụng để xác định chính xác vấn đề về răng của khách hàng.
Bước 2: Phân tích và lập phác đồ điều trị
Từ các phân tích và kết quả khám có được, các nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị.
Tiếp đó sẽ tiến hành giải thích, tư vấn cho khách hàng vấn đề cần chỉnh nha, phương pháp và thời gian điều trị, loại mắc cài sử dụng…
Bước 3: Chuẩn bị trước khi niềng
Tiến hành cạo vôi răng, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ hết các yếu tố gây ra vấn đề răng miệng. Ngoài ra, nếu có các tình trạng răng vỡ, nứt, mẻ thì phải xử lý triệt để.
Bước này nhằm đảm bảo hàm răng có sức khỏe tốt nhất trước khi niềng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa phát sinh.
Bước 4: Lắp mắc cài và dây cung
Lắp hệ thống mắc cài, dây cụng, hộp tự đóng để niềng răng. Sau đó các bác sĩ sẽ dặn dò các vấn đề cần chú ý như về cách vệ sinh, ăn uống…
Bước 5: Hẹn lịch tái khám
Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ hẹn lịch thời gian khách hàng phải quay lại phòng khám nha khoa để điều chỉnh dây cung & mắc cài.
Khi tái khám, các nha sĩ sẽ kiểm tra các mắc cài, mức độ thay đổi, lực kéo và nhiều yếu tố khác để có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
Hình ảnh khách hàng trước và sau niềng răng mắc cài sứ tại Nha khoa Lê Đông
Với hơn 3000 ca niềng răng thành công, Nha khoa Lê Đông vinh dự được khách hàng tin tưởng, đánh giá là 1 trong Top những địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín nhất khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn nói riêng và khu vực Hà Nội nói chung
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn về phương pháp niềng răng mắc cài sứ, hãy liên hệ hotline 088 686 68 80 để được các chuyên gia tư vấn!