Khi nào cần ghép xương răng để trồng răng implant

Răng mất quá lâu gây ra tình trạng bị tiêu xương. Do đó, ghép xương nâng xoang có thể khôi phục mật độ và thể tích xương hàm, giúp hỗ trợ quá trình cấy Implant trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Ghép xương là gì?

Ghép xương trong trồng răng Implant là một giải pháp điều trị bổ xung hỗ trợ cho những trường hợp bị tiêu xương. Phương pháp sử dụng vật liệu ghép xương cấy vào vị trí xương hàm bị tiêu để kích thích tái tạo, phục hồi khả năng nâng đỡ cho việc cấy ghép răng. Có 3 loại vật liệu ghép xương thông thường:

  • Mô xương tự thân: Được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân, bác sĩ thường lấy mô xương từ cằm hoặc hông của bệnh nhân.
  • Alloplastic: Được tạo ra từ hydroxyapatite, một khoáng chất tự nhiên có trong xương.
  • Xenograft: Sử dụng các phần vô cơ của xương động vật như xương bò.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn vật liệu ghép xương tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Khi nào cần thực hiện ghép xương để trồng răng implant?

Xương ổ răng có tác dụng nâng đỡ và neo giữ răng của bạn. Nếu không có răng thì xương ổ răng sẽ bắt đầu tiêu biến dần vì không còn hoạt động được. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xương ổ răng bị tiêu, không đáp ứng đủ yêu cầu để cấy Implant:

  • Mất răng lâu ngày
  • Thiếu răng bẩm sinh
  • Bệnh viêm nha chu nặng
  • Lão hóa

Việc ghép xương để cấy ghép implant sẽ cần thực hiện khi phần xương hàm của bạn bị tiêu hao nhiều, có thể bị quá mềm hoặc không đủ dày. Điều này sẽ khiến cho phần xương hàm chịu áp lực nhai lớn và không thể thực hiện việc nâng đỡ trụ implant. Chính vì vậy, khách hàng cần phải ghép xương thì mới có thể nâng đỡ được trụ implant.

Thông thường, sau thời gian khoảng 1 tháng, phần xương nhân tạo sẽ được mọc thêm khoảng 1mm. Để có thể thực hiện cấy ghép implant, phải cần đến 6 tháng thì xương mới phát triển như mong muốn. Sau đó, bạn phải cần đến 3 tới 6 tháng để thực hiện việc phục hình trên implant.

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật ghép xương

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật ghép xương giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.
  • Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm.
  • Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
  • Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm.

Nhược điểm:

  • Xương lâu cứng, độ kết dính cũng không cao vì thế cơ chế lành vết thương rất chậm.
  • Phần nướu nơi xương cấy vào thường không có màu đỏ hồng giống nướu thật mà nó dễ dàng chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ.
  • Mặc dù độ tương thích sinh học cao, nhưng xương nhân tạo có tính chất lý học không giống xương thật nên độ cứng của nó rất thấp.

Quy trình ghép xương nâng xoang trong phục hình Implant

Quá trình ghép xương để trồng răng Implant tại nha khoa Lê Đông được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề vững chắc đảm bảo an toàn, vô trùng vô khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế, bao gồm các bước:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang, thăm khám tình trạng răng rồi đưa ra giải pháp điều trị và lựa chọn vật liệu ghép xương phù hợp.
  • Bước 2: Làm sạch khoang miệng, sát khuẩn và gây tê cục bộ tại vị trí cần ghép xương.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành thủ thuật trên mô nướu để làm lộ xương.
  • Bước 4: Dùng mũi khoan nha khoa chuyên dụng khoan vỏ xương rồi đắp vật liệu bột xương lên vùng xương răng bên trong.
  • Bước 5: Khi vật liệu ghép xương đã được đặt đúng vị trí, khu vực này sẽ được khâu đóng kín.
  • Bước 6: Kết thúc quy trình, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc vết mổ tại nhà.

Công nghệ ghép xương trồng răng implant ra đời đã giúp cho hàng ngàn khách hàng mất răng có cơ hội lấy lại hàm răng mới, đảm bảo tốt chức năng ăn nhai.. Với 100% khách hàng tại nha khoa Lê Đông phản hồi tích cực, cho kết quả ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn về phương pháp trồng răng implant, hãy liên hệ hotline 088 686 68 80 để được các chuyên gia tư vấn!

Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Share on print

HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0886 866 880

Cảm nhận khách hàng