Men răng và những điều cần biết

Men răng là lớp ngoài cùng có chức năng bảo vệ và cũng là thành phần cứng chắc nhất. Mặc dù cứng chắc nhưng vẫn có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để có một hàm răng khỏe, chúng ta phải bảo vệ lớp men răng bền vững.

  1. 1. Men răng là gì?

Men răng là lớp mô bao phủ bên ngoài của răng. Lớp vỏ này là mô cứng nhất trong cơ thể con người. Men che phủ toàn bộ bề mặt thân răng có thể thấy trong miệng. Vì men răng gần như trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua. Ngà răng mới là phần chịu trách nhiệm cho màu răng của bạn cho dù là bất cứ màu sắc nào: trắng, xám hay vàng.

  1. 2. Thành phần của men răng gồm những gì? 

Những thành phần của men răng bao gồm: khoáng chất, protein, nước, 

• Khoáng chất: Men răng có độ khoáng hóa cao nhất và cứng nhất trong cơ thể. Thành phần chủ yếu là canxi và phosphate chiếm 99% theo trọng lượng khô. Nếu tính theo thể tích, tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite chiếm 80-90%. Còn lại 10-20% là chất lỏng và chất hữu cơ. 

• Protein: Có sự khác nhau giữa men răng chưa trưởng thành trong bào thai và men đang trưởng thành, trưởng thành. Ở men chưa trưởng thành trong bào thai, thành phần tương đối cao nhất là; glutamic acid, proline, histidine. Trong khi ở men trưởng thành và đang trưởng thành là aspartic acid, serine và glycine. 

• Nước: Tạo thành vỏ hydrat xung quanh tinh thể và trong thành phần protein 

Fluorine: Đây thành phần có trong men răng với một lượng thay đổi. Hàm lượng cao nhất luôn ở 50um của lớp men bề mặt ngoài cùng. Vùng này chứa khoảng 300-1200 ppm hoặc cao hơn. Những lớp ở lớp sâu hơn có hàm lượng fluor thấp hơn đến 20 lần. 

Cấu trúc các tinh thể men: Thành phần vô cơ của men răng chủ yếu là các tinh thể khoáng canxi hydroxyapatite. Hydroxyapatite (HA) có công thức hóa học là Ca10(PO4)6(OH)2 là sự tập hợp của canxi, phosphate và ion hydroxyl sắp xếp lặp đi lặp lại tạo thành cấu trúc mạng tinh thể. 

Mỗi nguyên tử trong tinh thể HA có thể được thay thế bằng nguyên tử khác. Ví dụ như: vị trí nhóm hydroxyl có thể được thay thế bằng fluor, canxi được thay bằng Na, Mg,Zn…. Khi F thay thế cho hydroxyl, tinh thể trở thành fluorapatite đề kháng với axit gây sâu răng hơn.

  1. 3. Cách bảo vệ men răng 

Để men răng của mình nhanh chóng được phục hồi, bạn có thể tham khảo một số cách phục hồi men răng tại nhà sau: 

• Hãy duy trì thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn nếu có thể. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ được những thức ăn dư thừa bám sâu trong kẽ răng, tránh bị mòn men răng và những vết ố gây mất thẩm mỹ.

• Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng gồm protein, rau, hoa quả,… Hạn chế ăn loại hoa quả có chứa acid, đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, rượu vang.

• Nhai kẹo cao su không đường sẽ làm tăng nước bọt có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Đặc biệt chất xylitol giúp kiềm chế hoạt động của vi khuẩn và giảm sâu răng. Vậy nên bạn nên mua những loại kẹo cao su có chứa xylitol.

• Bạn hãy sắp xếp đến nha khoa để kiểm tra và làm sạch răng định kỳ là rất quan trọng. Bạn nên đến nha khoa ít nhất mỗi năm 2 lần hoặc nhiều hơn tuỳ vào tình trạng răng miệng và men răng của bạn hiện tại.

Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Share on print

HOTLINE TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH KHÁM MIỄN PHÍ 0886 866 880

Cảm nhận khách hàng